Xe nâng là thiết bị, phương tiện chuyên dụng giúp bạn nâng hạ di chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc cấu tạo xe nâng như thế nào để đảm bảo các công việc trên chưa? Hãy cùng Xe Nâng Thanh Bằng khám phá ngay tại bài viết sau nhé!
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực vận tải, kho bãi hay logistics thì chắc chắn đã từng nghe đến xe nâng. Đây chính là thiết bị cơ khí chuyên dụng được thiết kế riêng để đảm bảo công việc nâng đỡ và di chuyển hàng hóa được diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
Vậy bạn có biết tùy theo mục đích sử dụng và môi trường làm việc mà cấu tạo xe nâng sẽ có sự khác nhau không? Nếu câu trả lời là không thì hãy cùng Xe Nâng Thanh Bằng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Trên thị trường hiện nay có 2 dòng phổ biến là xe nâng sử dụng động cơ đốt trong và xe nâng điện với cấu tạo khác nhau như:
Đây là dòng xe chuyên dụng để nâng hạ hàng hóa theo nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp vận tải, logistic với cấu tạo đặc biệt nhằm nâng đỡ hàng hóa tải trọng lớn, cụ thể là:
Về cấu tạo, xe nâng điện sẽ được thiết kế đầy đủ các bộ phận tương tự với dòng xe sử dụng động cơ đốt trong trừ một số thiết bị như:
Đối với xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong và xe nâng điện sẽ có nguyên lý hoạt động tương tự nhau mặc dù hình thức cầu tạo khác nhau. Việc di chuyển, nâng đỡ hàng hóa từ nơi thấp đến nơi cao hay từ vị trí này sang vị trí khác đều dựa trên cơ chế hoạt động của bánh răng và xi lanh đẩy.
Quá trình nâng hạ hàng hóa sẽ diễn ra như sau:
Với công việc chính là nhấc hàng hóa có khối lượng lớn lên xuống ở một độ cao nhất định. Khi càng xe nâng cao đưa vào vị trí pallet hàng hóa thì bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ bắt đầu đẩy dầu vào xi lanh nâng để đưa khung nâng đẩy lên cao.
Các tầng kim loại bắt đầu trượt trên ray theo hướng dẫn của con lăn và mỡ chịu nhiệt để đi lên trong khi đó hệ thống bánh đà trên xe sẽ khiến cho dây xích chạy giúp kéo càng nâng và pallet lên cao. Phần xilanh sẽ nghiêng về phía sau giúp hàng hóa không ngả về phía trước đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Khi phần khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết, xi lanh sẽ ngưng bơm dầu vào để đặt hàng hóa vào vị trí mong muốn. Sau khi sắp xếp chính xác, dầu trong xilanh sẽ chảy ngược về thùng chứa. Lúc này xilanh nâng bắt đầu hạ xuống vị trí ban đầu.
Tiếp theo, xe nâng sẽ di chuyển đến vị trí đặt trong kho. Tron lúc đó, xích trên puly sẽ chạy ngược vòng để càng nâng và giá nâng trở về vị trí thấp nhất và xilanh nâng, xilanh nghiêng cũng được xả hết dầu để thùng chứa nguyên liệu trở lại trạng thái bình thường.
Xe nâng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện nay nhằm tiết kiệm sức lao động, tăng hiệu suất công việc với các ứng phổ biến như:
Giúp công nhân di chuyển vật liệu nhanh chóng và an toàn hơn với khoảng cách và độ cao lớn trên mặt đường không bằng phẳng. Loại xe này có thể dỡ đa dạng mặt hàng như pallet, gạch, đá, dầm, thép và các loại vật liệu xây dựng từ xe chuyên dụng đến nơi làm việc trong thời gian ngắn.
Thông thường các hãng vận tải đều trang bị hệ thống xe nâng kèm theo xe tải để di chuyển hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng hơn. Trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian hoạt động liên tục trong ngày thì loại xe nâng động cơ đốt trong có thể di chuyển ở mặt phẳng gồ ghề chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Nhà kho hay công xưởng chính là nơi ứng dụng xe nâng rộng rãi với nhiệm vụ chính là bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa từ thiết bị chuyên chở đến kho hàng. Tùy theo nhu cầu sử dụng và kích thước hàng hóa mà bạn lựa chọn mẫu xe phù hợp như xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp, xe nâng điện…
Kích thước phù hợp trong điều kiện kho hàng, bến bãi sẽ có độ cao nâng hạ lên đến 3,5m và tải trọng dao động từ 1 tấn đến 50 tấn. Đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển, sắp xếp hàng hóa bên trong và bên ngoài kho.
Xe nâng còn được sử dụng hiệu quả trong các hoạt động tái chế, bốc dỡ hàng hóa từ xe tải đến các thùng chứa phế liệu. Sau đó bắt đầu di chuyển đến khoang phân loại để tái chế theo yêu cầu.
Loại xe này có tải trọng cao và chiều cao nâng tối đa để dễ dàng dỡ hàng từ rơ moóc máy kéo, thang máy, toa xe lửa còn đối với các nguyên liệu tái chế như lốp xe, thùng phi, cuộn vải lớn thì có thể sử dụng các loại xe gắn càng kẹo hay bàn nâng để vật liệu không bị rơi ra, xê dịch khi di chuyển.
Bến tàu là nơi tập trung nhiều hàng hóa cồng kềnh từ các đơn vị vận tải, container,...và trước khi lên tàu, tất cả hàng hóa này đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Do đó xe nâng có động cơ đốt trong với sức chứa lớn, dễ dàng vận hành trên mặt đất không bằng phẳng, chịu được thời tiết xấu chính là lựa chọn thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, loại xe này còn được sử dụng để xếp chồng hàng hay dỡ hàng từ tàu và sà lan. Đối với ngành quân sự thường ứng dụng để nâng hạ vật tư, vũ khí.
Cày tuyết là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại các quốc gia có khí hậu lạnh, thường xuyên có tuyết rơi ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt hằng ngày. Lúc này xe nâng có tác dụng dọn dẹp, tạo đường đi thuận lợi cho công trình, nhà với chi phí thấp hơn so với thuê máy cày tuyết chuyên dụng.
THAM KHẢO THÊM
- Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Chứng Chỉ Xe Nâng Thật và Giả
- 10 Loại xe Nâng Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay
- Hướng Dẫn Cách Lái Xe Nâng Cơ Bản Từ A - Z
Vậy là Xe Nâng Thanh Bằng đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về cấu tạo xe nâng và các ứng dụng cơ bản trong bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các tiện ích đặc biệt cũng như nguyên lý làm việc để chọn được loại xe ưng ý và đừng quên liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0903 311 287 để được tư vấn phương án thích hợp nhất nhé!