Có phải bạn đang tìm kiếm xe nâng tay phục vụ cho công việc vận chuyển, sắp xếp hàng hóa của mình không? Nếu có thì hãy cùng Xe Nâng Thanh Bằng khám phá cấu tạo xe nâng tay cũng như các lưu ý khi sử dụng ngay tại bài viết sau nhé!
Xe nâng tay là một trong những phương tiện không thể thiếu trong ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo an toàn khi di chuyển hàng hóa có trọng lượng vừa và nhỏ.
Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau khiến cho bạn phân vân không biết nên lựa chọn như thế nào. Vậy hãy cùng Xe Nâng Thanh Bằng tìm hiểu cấu tạo xe nâng tay và cách sử dụng chi tiết ngay sau đây nhé!
Xe nâng tay là gì?
Xe nâng tay là dòng xe chuyên dụng phục vụ ngành sản xuất, xây dựng và công nghiệp với khả năng vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác hoặc đưa hàng hóa lên cao. Không những thế loại xe này còn có thể kết hợp với các thiết bị khác như cầu nối container, xe nâng điện…nhằm hỗ trợ các công việc khác tại siêu thị hay kho hàng.
Có 2 dòng sản phẩm phổ biến là xe nâng tay cao để nâng hàng hóa lên xe tải, container hay kệ hàng, giá đỡ hàng mà không cần dùng nhiều sức lực và xe nâng tay thấp dùng để hỗ trợ di chuyển, sắp xếp hàng hóa ở khu vực nhỏ hẹp mà xe điện không qua được.
Cấu tạo xe nâng tay
Xe nâng tay có cấu tạo đơn giản hơn các dòng xe điện, xe chạy máy. Tùy theo mục đích sử dụng và phân loại khác nhau mà sản phẩm sẽ có những đặc điểm riêng biệt như:
Xe nâng tay cao
Có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là khung xe, bánh xe, trụ thủy lực và các bộ phận khác, cụ thể là:
- Khung xe: bao gồm càng nâng bằng thép không gỉ gắn liền với khung cột có tay cầm di chuyển với thiết kế chắc chắn, khả năng chịu lực cao, phù hợp hàng hóa có tải trọng nặng, dễ dàng điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp một cách tiện lợi;
- Tay cầm xe: linh hoạt, có thể đạt được chiều dài tiêu chuẩn đồng thời đảm bảo khả năng điều hướng và kích nâng;
- Lưới bảo vệ: gắn trực tiếp lên khung, xích tải đảm bảo quá trình nâng đỡ diễn ra an toàn;
- Bánh xe: có 4 bánh xe làm từ lõi thép chịu tải bọc bên ngoài là nhựa PU đàn hồi gồm 2 bánh lái và 2 bánh tải, bánh lái được đặt phía sau với bán kính to hơn bánh trước và có khả năng xoay 360 độ dễ dàng;
- Trụ thủy lực: là bộ phận quan trọng gồm pittong đẩy và dầu thủy lực có tác dụng nâng hàng hóa lên cao, tùy theo tải trọng và chiều cao nâng mà kích thước phần trụ sẽ khác nhau.
Xe nâng tay thấp
Xe nâng thấp sẽ tương tự như xe nâng cao với một số bộ phận đơn giản như 2 càng nâng, tay lái, bánh xe và trụ thủy lực, cụ thể là:
- Càng nâng: được làm từ thép chắc chắn, có khả năng chịu lực cao với độ dài trung bình khoảng 1m thích hợp cho hàng hóa có tải trọng vừa;
- Tay cầm điều khiển: có thiết kế đơn giản với chức năng điều hướng và kích lái đồng thời phần tay cầm được gắn thêm phanh bóp xả giúp người dùng điều khiển dễ dàng khi hạ càng;
- Bánh xe: có 3 bánh xe gồm 2 bánh tải phía trước và 1 bánh lái phía sau, bánh lái có kích thước lớn giúp di chuyển thuận lợi hơn còn bánh tải ở đầu hai càng tuy nhỏ nhưng chịu tải lớn;
- Trục thủy lực: được thiết kế đơn giản với chất liệu hợp kim nhôm chứa dầu thủy lực, phớt, gioăng bên trong, tạo áp lực khi nâng hạ càng.
Cách sử dụng xe nâng tay
Sau khi đã hiểu rõ cấu tạo xe nâng tay, hãy cùng Xe Nâng Thanh Bằng tìm hiểu quy trình vận hành chi tiết ngay sau đây:
Xe nâng tay cao
Để khởi động xe nâng tay cao bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: đưa xe về vị trí hàng hóa cần di chuyển;
- Bước 2: đặt hàng hóa lên pallet để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra an toàn sau đó điều khiển càng xe vào đúng vị trí, kiểm tra độ cân bằng;
- Bước 3: đảm bảo càng xe không bị lệch gây đổ vỡ hàng hóa, thực hiện khóa phanh xe;
- Bước 4: điều khiển bơm thủy lực để càng xe nâng lên cao và di chuyển hạ càng theo yêu cầu bằng cách sử dụng tay đẩy rồi tác dụng lực để piston di chuyển hoặc tác dụng lực từ chân lên bàn đạp để nâng piston;
- Bước 5: khi càng nâng lên độ cao phù hợp thì thực hiện xả khí nén bằng phanh bằng cách bóp phanh nhẹ, từ từ để khí thoát ra ngoài.
Nếu xe không có phanh, người điều khiển có thể bỏ qua công đoạn khóa và thả phanh và sử dụng nút vặn bằng cách vặn chặt van xả để nâng hệ thống nâng thủy lực.
Xe nâng tay thấp
Xe nâng tay thấp sẽ có cách sử dụng đơn giản hơn với cách làm sau đây:
- Bước 1: di chuyển đến khu vực hàng hóa cần vận chuyển;
- Bước 2: khóa phanh sau đó kích nâng hệ thống piston thủy lực trên xe;
- Bước 3: tác dụng lực bằng tay để kích nâng càng, di chuyển hàng hóa lên cao hoặc hạ xuống;
- Bước 4: sau khi xác định vị trí chính xác thì từ từ bóp phanh xả khí để hạ càng nâng.
Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn
Xe nâng tay có cấu tạo khá đơn giản gồm các bộ phận chính như khung xe, bánh xe, càng xe, hệ thống thủy lực và tay cầm với thông số kỹ thuật như sau:
THÔNG SỐ
|
XE NÂNG TAY CAO
|
XE NÂNG TAY THẤP
|
Tải trọng nâng
|
1000kg, 1500kg, 2000kg
|
2000kg, 2500kg, 3000kg, 3500kg
|
Kích thước càng
|
- Càng rộng: 68,5x122cm
- Càng hẹp: 54x115cm
|
- Càng rộng: 74x100cm
- Càng hẹp: 330x100cm
|
Chiều cao nâng tối đa
|
300cm
|
20cm
|
Chiều cao nâng tối thiểu
|
160cm
|
8,5cm
|
Thời gian bảo hành
|
18 – 24 tháng
|
18 – 24 tháng
|
Hãng sản xuất
|
Niuli, Eoslift
|
Maihui, Niuli,..
|
Một số lưu ý khi vận hành xe nâng tay
Để đạt hiệu quả cao khi vận hành cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng xe nâng tay bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
- Kiểm tra thông tin kỹ thuật: trước khi vận hành lần đầu tiên hãy kiểm tra thông số kỹ thuật kèm theo sản phẩm đồng thời nhận tư vấn của người bán;
- Kiểm tra tình trạng xe trước khi sử dụng: kiểm tra bộ phận điều khiển đảm bảo hoạt động tốt, xem xét cấu tạo xe gồm hệ thống phanh xe, càng xe, tay đẩy và trục nâng không có sự cố đồng thời đảm bảo bánh xe còn độ ma sát để di quá trình vận hành an toàn hơn;
- Kiểm tra hành trình di chuyển: hãy xem xét điều kiện địa hình phù hợp với xe nâng tay không, loại bỏ các chướng ngại vật, vật cản, gạch đá, ổ gà, dầu nhớt, vật gây trơn trượt để quá trình di chuyển ổn định, không di chuyển lên dốc;
- Luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu: người lái xe cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ (găng tay, ủng, khẩu trang,..), không để ai lại gần vị trí trục nâng khi vận hành, cẩn thận cạnh sắc nhọn trên khung và càng xe, hạn chế điều khiển bằng cách kéo đẩy sẽ gây đau lưng và cơ, không đứng phía trước hay đặt vật cản khi xuống ốc, tăng tốc từ từ để đảm bảo an toàn, chú ý góc cua để di chuyển khéo léo để hàng hóa không xô lệch, rơi vỡ;
- Kiểm tra hàng hóa trước khi chất lên xe tải: gia cố các kiện hàng trước khi đưa lên pallet, chú ý càng xe đặt ở vị trí cố định đúng trọng tâm để hàng hóa cân bằng, đảm bảo khoảng cách 3 đến 4 cm giữa pallet và mặt sàn để giúp việc nâng hàng dễ dàng, cố định kiện hàng bằng dây thừng, dây nilon, băng keo và dây cao su.
- Lưu ý khi không sử dụng: nên cất giữ xe nâng ở khu vực an toàn, đảm bảo khô ráo, không để trẻ em đùa giỡn xung quanh hay sử dụng sai mục đích đồng thời hạ càng xe xuống mức thấp nhất để tránh gây va chạm khi không sử dụng.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Sau khi tham khảo bài viết mà Xe Nâng Thanh Bằng đã chia sẻ phía trên hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cấu tạo xe nâng tay từ đó chọn được sản phẩm phù hợp với kho bãi, cửa hàng của mình. Đừng quên liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0903 311 287 để được tư vấn đặt mua sản phẩm chất lượng, tối ưu chi phí nhất ngay hôm nay nhé!